“Thoát vị đĩa đệm” từ khóa ngày càng phổ biến nhưng để hiểu rõ và biết phải làm gì khi bị thoát vị đĩa đệm thì ít người quan tâm, để đến khi gặp phải mới tìm hiểu thì quả thật đáng tiếc.
Bách Hóa Số chúng tôi sẽ không dùng những thuật ngữ y khoa khó hiểu mà sẽ dùng cách diễn đạt đơn giản nhất để truyền đạt cho quý bạn đọc.
Trước tiên Thoát vị đĩa đệm một cách dể hiểu là gì?
Một cách dể hiểu thoát vị đĩa đệm là miếng đệm giữa các đốt xương bị đè bẹp, phù ra và cấn vào các bó dây thần kinh dọc xương sống. Tình trạng dây thần kinh bị cấn đè vào khiến cho người bệnh bị đau lan xuống các vùng khác như mông, đùi, chân,…
Trong hình là thoát vị đĩa đệm ở lưng, ngoài ra cũng có thoát vị đĩa đệm ở cổ và cũng tương tự nguyên nhân như nhau.
Triệu chứng Thoát vị đĩa đệm?
Như các bạn cũng biết qua là các triệu chứng cơ bản như tê, đau các khu vực dây thần kinh đi đến như tay, chân, cở, vai, gáy, mông, đùi,… nhưng những triệu chứng này để tham khảo thôi. Bạn đừng đọc quá nhiều về triệu chứng để ngờ vực hoặc lơ là. Việc bạn cần làm khi bạn quan tâm đến bệnh thoát vị đĩa đệm là…
Khi có dấu hiệu về bệnh thoát vị đĩa đệm bạn nên làm gì?
Để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác hoặc mang tâm lí ngờ vực lo lắng hay lơ là gây bệnh nặng thêm, thậm chí tự điều trị lang mang, uống đủ loại thuốc, làm đủ cách dân gian thì các bạn nên đến bệnh viện thăm khám bác sĩ chuyên khoa cột sống và yêu cầu chụp hình để có kết quả chính xác qua phim chụp. Từ đó biết chắc mình có bị thoát vị hay không và nặng hay nhẹ.
Mách nhỏ: phương pháp chụp hình MRI (thường đọc là “em rai”) là phương pháp hiệu quả để xác định thoát vị đĩa đệm tuy nhiên chi phí khá cao. Nhưng nếu người bệnh có bảo hiểm y tế và được bác sĩ chỉ định thì sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí chụp MRI vì vậy hãy xin đề xuất chụp MRI từ bác sĩ chuyên khoa của bạn.
Thoát vị đĩa đệm làm sao hết? chữa làm sao?
Như bạn đã biết, thoát vị đĩa đệm là bệnh gây ra từ tác động vật lý – đốt sống bị chèn ép gây phù đĩa đệm. Vì vậy muốn chữa hết phải thực hiện 2 việc là: cắt nguồn cơ và phục hồi những gì đã bị tổn thương.
Để cắt nguồn cơ bệnh thoát vị đĩa đệm thì trước tiên cần kiêng /tránh:
- Tránh khuân vác nặng. Khuân vác đồ nhẹ phải ôm sát đồ vào người và đứng thẳng lên.
- Tránh ngồi nhiều và ngồi sai tư thế. Khi ngồi phải ngồi thẳng lưng, ngồi trên mặt ghế êm không gây đau lưng đau mông. Bạn có thể trải thêm đệm lót ngồi silicone trên ghế để tạo độ êm tốt nhất.
- Hạn chế tăng cân quá mức khiến cột sống chịu áp lực lớn từ cơ thể.
Đồng thời bạn cần tập luyện đốt sống bằng các bài tập chuyên phục hồi. Các bạn có thể tham khảo từ chuyên môn vật lý trị liệu hoặc môn yoga.
Trừ trường hợp hư tổn quá nặng không thể đi lại tập luyện mới cần can thiệp từ y khoa phẩu thuật, khi đó bạn hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Để phục hồi tổn thương đĩa đệm cần ăn uống thực phẩm giàu các nhóm chất sau:
- Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Như cá thu, cá ngừ, cá hồi, tôm, cua… Omega-3 có tác dụng ngăn cản các phản ứng viêm gây hại cho khớp, giảm triệu chứng đau mỏi.
- Thực phẩm nhiều Glucosamin, Chondroitin và Canxi: Như nước hầm xương ống, sụn bò,… giúp sụn khớp chắc khỏe, cải thiện tình trạng sưng viêm.
- Thực phẩm nhiều vitamin A, C và K: Như các loại rau màu xanh đậm, lòng đỏ trứng, cá hồi, gan động vật, thịt heo, thịt bò, cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ổi, cam, chanh, bưởi, sản phẩm từ sữa.
Các dây thần kinh bị chèn ép gây đau các cơ liên quan có thể phục hồi từ châm cứu, massage, ấn huyệt.
Hy vọng qua những chia sẽ trên có thể giúp bạn hoặc người thân cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm.
Nếu bạn cần sản phẩm hỗ trợ ngồi êm giúp tránh bệnh thoát vị đĩa đệm mời bạn tham khỏa sản phẩm Đệm lót ngồi Silicone chính hãng sau: